LÀM THẾ NÀO ĐỂ GIẢM BỚT CHI PHÍ THỨC ĂN TRONG CHĂN NUÔI GIA CẦM?
Một câu hỏi hóc búa được đặt ra như sau: Làm thế nào để giảm chi phí thức ăn mà vẫn cải thiện hiệu quả sản xuất và lợi nhuận của các doanh nghiệp chăn nuôi gia cầm? Xây dựng một chiến lược sáng suốt về cách cho ăn và quản lý chuồng trại sẽ giúp người chăn nuôi trả lời cho câu hỏi này. Tài nguyên trang trại, chính sách quản lý và phương thức sản xuất là yếu tố quyết định then chốt.
Theo cách chăn nuôi truyền thống, gà thịt thường được nuôi dưỡng bằng chế độ cho ăn tự do; để nó tự tiếp nhận đủ năng lượng cần thiết và đạt được trọng lượng mong muốn trong thời gian ngắn nhất. Trong những năm gần đây, theo một số nghiên cứu cho thấy: thời gian cho ăn của gà thịt nên được thiết lập theo thời gian cố định. Ở đây có nghĩa là gà được cho ăn 4-6 lần/ngày với một lượng thức ăn nhất định; để chúng ăn hết lượng thức ăn (trong khoảng 1 giờ hoặc ít hơn) ; và không còn tồn thức trong trong chuồng. Điều này đem lại 2 lợi ích: Một là nó làm giảm những tương tác cơ học giữ lượng thức ăn còn thừa di chuyển liên tục trong các máng ăn. Hai là gia cầm thường yên tĩnh trong những thời gian không có thức ăn, và điều này có thể giúp cải thiện việc sử dụng thức ăn nhờ giảm nhu cầu về thức ăn duy trì.
Phối hợp các Nguyên Liệu Thức Ăn
Các nghiên cứu thực tiễn đã được tiến hành ở BANGLADESH để kiểm tra hiệu quả kinh tế của việc thay thế bột cá bằng bột phụ phẩm gia cầm (nội tạng) trong khẩu phần thức ăn của gà thịt. Kết quả cho thấy: Việc đưa 8% bột phụ phẩm gia cầm vào thay cho bột cá đã làm giảm chi phí thức ăn cho mỗi kg từ 53,21TK ( TK là Taka - Đơn vị tiền tệ ở Bangladesh, tương đương với 0.01 USD), lợi nhuận trên mỗi kg tăng từ 11.79 TK ( với bột cá) đến 19,23TK (với bột phụ phẩm).
Các nghiên cứu khác được tiến hành tại Đại học Georgia - Mỹ đã chứng minh khô dầu đậu phộng là một nguyên liệu thức ăn hoàn hảo cho gà đẻ, và có thể bổ sung ở mức 5% trong khẩu phần thức ăn thay cho khô dầu đậu nành để giảm chi phí thức ăn chăn nuôi (140 USD/ tấn khô dầu đậu phộng so với 225 USD/ tấn khô dầu đậu nành). Mối lo ngại duy nhất về khô dầu đậu phộng là khả năng nhiễm aflatoxins. Tuy nhiên, khi sử dụng khô dầu đậu phộng ở mức 5% thì mức aflatoxin trong thức ăn hỗn hợp sẽ không đáng kể.
Hiện nay, nhiều nghiên cứu tìm kiếm nguồn thức ăn thay thế độc đáo và tác động của chúng đối với sản xuất gia cầm đang được thực hiện rộng rãi trên toàn thế giới.
SỬ DỤNG AXIT AMIN TỔNG HỢP
Protein là một mặt hàng đắt tiền. Nó vừa có vai trò cần thiết trong chế độ dinh dưỡng của vật nuôi, vừa quan trọng trong kinh tế chăn nuôi. Vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới - là những khu vực đặc biệt trên thế giới được biết đến là thiếu protein. Vì vậy, việc phân bổ, cung cấp protein nên được xử lý sao cho "tối ưu" hơn là hiệu suất "tối đa" để đả được năng suất mà không tốn quá nhiều chi phí.
Để giải thích rõ vấn đề này, chúng ta thử xem xét ví dụ thực tế về thức ăn gà đẻ với 16% hoặc 17% protein. Trong khẩu phần có bắp - đậu nành, sự khác biệt về hàm lượng protein bằng cách bổ sung thêm 3% đậu nành chứa 44% protein thô. Khi thay thế lượng bắp tương đương, chi phi tốn kém thêm khoảng 3.00 USD/ tấn (theo giá thị trường thế giới). Ở hầu hết mọi trường hợp, khi tăng tỷ lệ protein như vậy, lợi ích dinh dưỡng thực sự bị hạn chế bởi sự gia tăng tỷ lệ các axit amin như lysine và methionine khoảng 0.025%. Chúng ta có thể đạt được những lợi ích về dinh dưỡng tương tự bằng cách bổ sung 250g lysine và methionine tổng hợp/ tấn thức ăn với chi phí chỉ 1.00 USD/ tấn. Việc tiếp cận với những nguồn axit amin tổng hợp giờ đây đã khá dễ dàng hơn nhờ những tiến bộ công nghệ sinh học, giúp cho những chiến lược tiết kiệm chi phí và tăng lợi nhuận kinh tế khả thi hơn.
KIỂM SOÁT TÌNH TRẠNG LÃNG PHÍ THỨC ĂN
Thức ăn có thể bị lãng phí qua nhiều con đường khác nhau mà không hề đi vào cơ thể gia cầm. Lượng thức ăn hao hụt có thể lên đến 5g/ con/ ngày hoặc thậm chí nhiều hơn. Đièu này còn tùy thuộc
- Máng ăn
Ở nhiều trang trại, chuồng trại chăn nuôi gia cầm, đặc biệt là các khu vực tư nhân, gia cầm thường được cho ăn bằng máng kim loại dài. Cách thức này được ưu tiên và áp dụng rộng rãi bởi loại máng này thường có sẵn trên thị trường, chi phí thấp, độ bền cao , nhưng nó có thể gây lãng phí thức ăn vô cùng nghiêm trọng . Để khắc phục vấn đề này, chúng ta có thể thay thế bằng hệ thống đĩa ăn hoặc hệ thống cho ăn theo chuỗi.
- Điều chỉnh lượng thức ăn trong máng ăn
Nên tránh việc đổ quá đầy thức ăn vào máng. Thức ăn nên được duy ở ở các mức nhất định để giảm thiểu tổn thất (tham khảo ở Bảng 1)
- Cẳt mỏ
Phần mỏ dài giúp gia cầm có khả năng chơi với thức ăn mà sau đó không thể tiêu thụ được nó. Bởi vì sau khi thức ăn rơi vãi ra sàn chuồng và lẫn với chất độn chuồng thì gà sẽ không ăn. Do đó, việc cắt tỉa mỏ đúng cách là điều cần thiểt để giảm bớt các vấn đề này. Ngoài ra nó còn giúp giảm bớt việc ăn thịt đồng loại và các thói quen xấu khác.
Tuy nhiên, kết quả này có thể thay đổi rất nhiều tùy thuộc vào các yếu tố như độ tuổi khi cắt mỏ, cách cắt tỉa, mức độ nghiêm trọng khi cắt, nhiệt độ của lưỡi dao…
- Kiểm soát loài gặm nhấm
Sự xâm nhập của loài gặm nhấm của các trang trại gia cầm là một vấn đề phổ biến gây trở ngại cho việc sử dụng thức ăn. Một con chuột nặng khoảng 250 gram có thể ăn một lượng thức ăn tương đương trọng lượng cơ thể của nó trong một ngày (khoảng 90 kg/ con chuột/ năm). Ví dụ với một trang trại có khoảng 50 con chuột, trại có thể mất đến hàng tấn thức ăn mỗi năm.
- Nguyên liệu, thức ăn bị hư hỏng
Thức ăn bị hư hỏng và nấm mốc tăng trưởng cũng là yếu tố góp phần gây lãng phí thức ăn và hao tổn. Ở các vùng nhiệt đới, khí hậu nóng ẩm rất dễ tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của nấm mốc thức ăn.
Một hợp chất được gọi là sodium calcium alumino silicate có hiệu quả trong việc kiểm soát thức ăn hư hỏng và nấm mốc mà không có bất kỳ tác động bất lợi nào trên gia cầm (khi được bổ sung ở mức 0.5%). Ngoài ra, việc sử dụng bể ủ (thùng chứa) thức ăn có thể giảm bớt tình trạng hư hỏng và đồng thời bảo bệ nguồn thức ăn khỏi động vật gặm nhấm và động vật khác.
BỔ SUNG ENZYME
Enzyme đóng vai trò quan trọng trong việc tăng cường sử dụng thức ăn và giảm chi phí thức ăn. Ví dụ như phytase - là một ứng dụng công nghệ đã được chứng minh giúp giải phóng một lượng phốt pho không tiêu hóa được và giảm sự đào thải của nguyên tố này ra môi trường, nhờ đó giảm được chi phí bổ sung phốt pho vô cơ. Protease, mặt khác, có hiệu quả trong việc giải phóng thêm protein từ các chất kháng dưỡng được tìm thấy trong một số nguyên liệu thức ăn như đậu nành, làm tăng giá trị khả dụng của protein trong khẩu phần. Khi bổ sung một số enzyme khác như amylase và xylanase vào khẩu phần giúp tăng thêm khoảng 3 – 5% năng lượng cho thức ăn gia cầm. Thông thường, chi phí bổ sung enzyme khoảng 1.5 USD mỗi tấn thức ăn, nhưng chi phí thức ăn có thể giảm được từ 2.5 USD/ tấn đối với khẩu phần thức ăn gà đẻ năng lượng thấp đến hơn 4.0 USD/ tấn đối với khẩu phần thức ăn cao năng lượng cho gà tây.
SỬ DỤNG HƯƠNG VỊ
Tác động của mùi hương trong thức ăn đối với tăng trọng và chuyển hóa thức ăn ở gà thịt đã được kiểm tra qua 4 thí nghiệm. Kết quả tổng hợp của những thí nghiệm này cho thấy nhóm gà ăn thức ăn có mùi hương trung bình nặng hơn 8 gram so với gà đối chứng lúc 4 tuần tuổi, và nặng hơn 3 gram lúc 8 tuần tuổi, với sự cải thiện kết hợp trong chuyển đổi thức ăn (FCR) là 6,2% và 3,0% tương ứng với thời điểm 4 và 8 tuần tuổi. Mức cải thiện FCR như vậy đã giúp tiết kiệm được 3 tấn thức ăn với mỗi 0.4 kg tăng trọng/ gà trong tổng số 50,000 gà thịt vào lúc 4 tuần tuổi. Lúc 8 tuần tuổi, lượng thức ăn tiết kiệm được khoảng 4,25 tấn với mỗi 1,3 kg tăng trọng/ gà trong tổng số 50,000 gà thịt thí nghiệm.
BỘ LÔNG
Mùa đông người chăn nuôi có thể bị tăng chi phí thức ăn và thiệt hại đáng kể trong việc thu hoạch trứng vì bộ lông thiết hụt không giúp gà giữ ấm được tốt. Lúc này gà cũng sẽ ăn nhiều hơn so với nhiệt độ bình thường. So với gà mái có bộ lông đầy đủ, gà thiếu lông có thể ăn nhiều hơn đến 40g/com ở nhiệt độ 15oC và 30g/con ở nhiệt độ 18oC.
KIỂM SOÁT DỊCH BỆNH
Không nên bỏ qua những ảnh hưởng của dịch bệnh đối với việc sử dụng thức ăn. Người ta ước tính được hiệu quả thức ăn giảm đi 25%, 18% và 10% khi gà bị bệnh, tương ứng với bệnh Gumboro, bệnh cầu trùng và nhiễm khuẩn Salmonella. Những ảnh hưởng tương tự cũng có thể xảy ra khi gà bị bệnh về dinh dưỡng hoặc nhiễm ký sinh trùng. Do đó, các chương trình phòng bệnh thú y hiệu quả nên được xem xét toàn diện về tất cả mọi mặt để vật nuôi có sức khoẻ tốt, hiệu suất cao và mang lại lợi nhuận tốt hơn.
Tác giả: Dr Salah H. Esmail, Cairo, Egypt
Nguồn tham khảo : PoultryWorld