Tầm quan trọng của việc bổ sung các enzyme ngoại sinh trong khẩu phần của tôm

Thức ăn có thể chiếm tới 50% chi phí trong nuôi tôm. Nếu tôm không thể tiêu hóa được hết thức ăn sẽ dẫn đến lãng phí và dư thừa, thức ăn thừa này là nguồn tiềm ẩn chính gây suy giảm sức khỏe, năng suất nuôi tôm và chất lượng nước. Để hướng tới sự bền vững của ngành nuôi trồng tôm, người nuôi cần phải cải thiện không chỉ các khẩu phần thức ăn mà còn cả môi trường ao nuôi. Một trong những giải pháp thay thế thú vị và hứa hẹn nhất trong trường hợp này là sử dụng hỗn hợp các enzyme ngoại sinh (Superzyme CS) bổ sung vào thức ăn để giúp tối ưu hóa các chất dinh dưỡng cho tôm hấp thu, đồng thời cải thiện được môi trường sống cho chúng.

Vì sao cần phải bổ sung hỗn hợp các enzyme vào khấu phần ăn hàng ngày của động vật thủy sản?

Tầm quan trọng của việc sử dụng enzyme superzyme trong chăn nuôi thủy sản, giúp cải thiện năng suất vật nuôi và tiết kiệm chi phí chăn nuôi

Enzyme được xem như là một công cụ để giúp phân giải tất cả các chất dinh dưỡng có trong thức ăn đưa vào cơ thể và chuyển hóa chúng thành các dưỡng chất và năng lượng đáp ứng các nhu cầu của cơ thể. Mỗi loại hợp chất có trong thức ăn sẽ có một loại enzyme riêng biệt cần thiết cho quá trình phân giải hợp chất đó trở thành dạng đơn giản hơn để cơ thể hấp thu và tăng trưởng.

Bản thân động vật thủy sản có thể tự sản sinh các enzyme quan trọng để tiêu hóa thức ăn, tuy nhiên trong giai đoạn còn nhỏ hoặc trong suốt chu kỳ nuôi, chúng thường không sản xuất đủ lượng enzyme cần thiết để tiêu hóa thức ăn. Đối với tôm, mặc dù chúng có cơ quan để tiết ra các enzyme tiêu hóa hầu hết các thức ăn mà chúng ăn vào, tuy nhiên đường ruột của tôm lại ngắn và quá trình tiêu hóa diễn ra nhanh cho nên việc bổ sung enzyme càng trở nên cần thiết hơn. Hơn nữa, khi nhiệt độ tăng cao, tôm ăn nhanh và bài tiết rất nhanh dẫn đến các dưỡng chất trong thức ăn không được phân giải hoàn toàn để hấp thu và được thải ra ngoài ao nuôi góp phần gây ô nhiễm nguồn nước.

Mặt khác, thức ăn hiện nay gồm nhiều nguyên liệu chứa các yếu tố khó tiêu hóa, thậm chí cản trở quá trình tiêu hóa, do đó hàm lượng và loại enzyme nội sinh trong cơ thể động vật thủy sản không đủ để đáp ứng quá trình thủy phân này dẫn đến các bệnh về  hệ tiêu hóa, có thể nhiễm các bệnh phân trắng, tổn thương các thụ thể niêm mạc hấp thu dinh dưỡng, đi phân sống và gây ô nhiễm môi trường.

 

Ví dụ, phospho trong liên kết phytate là một chất kháng dưỡng, có trong nhiều nguyên liệu thức ăn có nguồn gốc từ thực vật, nếu không có enzyme Phytase (loại enzyme mà động vật thủy sản không thể tự sản sinh được) giải phóng phospho thành dạng dễ hấp thu thì phospho sẽ bị thải ra ngoài môi trường gây ô nhiễm hữu cơ, tạo điều kiện cho tảo phát triển, làm mất cân bằng phospho trong cơ thể và làm tôm kém hấp thu, chậm lớn.

Khả năng tiêu hóa tảo của tôm cũng rất hạn chế, nếu không có những enzyme protease trong thức ăn. Nguồn cung cấp đạm cho tôm trước đây là bột cá, nó là một thành phần chính và quan trọng trong thức ăn, tuy nhiên gần đây nguồn cung trở nên khan hiếm dẫn đến giá cả tăng theo, vì vậy người nuôi có xu hướng sử nguồn cung đạm từ các nguyên liệu thực vật rẻ tiền hơn như khô dầu đậu nành, khô dầu đậu phộng... Tuy nhiên, nếu cho tôm ăn khẩu phần chứa các nguyên liệu này, chúng sẽ thải hết thức ăn nguyên vẹn theo phân ra ngoài do không thể tiêu hóa được. Nguyên nhân là do thiếu enzyme cần thiết để tiêu hóa các chất kháng dưỡng có trong nguyên liệu thực vật đó.

Các chất kháng dinh dưỡng này có thể gây hại cho đường tiêu hóa chẳng hạn như cản trở quá trình tiêu hóa, giảm khả năng hấp thu dưỡng chất gây nên tình trạng chậm lớn, phá hủy tế bào gan tụy, ức chế hoạt động của men tiêu hóa, giảm tính ngon miệng của thức ăn, ức chế vitamin, và tạo ra các độc tố có hại cho quá trình sinh trưởng và tỷ lệ sống của vật nuôi. Bên cạnh đó, trong thức ăn cũng chứa nhiều chất phụ gia khác nhau như chất kết dính, chất chống oxy hóa, chất kháng nấm, chất tạo mùi, sắc tố, …

Chính vì những lý do trên, việc thêm enzyme từ bên ngoài vào hệ tiêu hóa cho tôm ngày càng trở nên thiết yếu. Chính vì sự đang dạng về các thành phần thức ăn khác nhau mà enzyme bổ sung vào khẩu phần ăn hàng ngày cũng cần phải đa dạng chủng loại và việc sử dụng hỗn hợp enzyme ngoại sinh Superzyme-CS là một giải pháp tối ưu và hợp lý, nhằm hạn chế ảnh hưởng của các yếu tố kháng dinh dưỡng có trong thức ăn; cải thiện khả năng sử dụng các acid amin, năng lượng; giảm thiểu độc tố trong cơ thể, giảm ô nhiễm môi trường…,từ đó cải thiện năng suất nuôi, rút ngắn thời gian nuôi, giảm các bệnh về đường ruột, giảm chi phí sử dụng thuốc kháng sinh điều trị, mang lại lợi nhuận cho người nuôi tôm.

Mục đích chính của việc sử dụng enzyme ngoại sinh trong thức ăn là để cải thiện tiêu hóa giúp cho các quá trình tiêu hóa sẽ hoạt động tốt hơn và mang lại hiệu quả về năng suất và chất lượng. Một số trường hợp cần bổ sung enzyme (đối với qui trình nuôi không dùng enzyme thường xuyên):

  • Giai đoạn còn nhỏ
  • Đường ruột đứt khúc, lỏng lẻo
  • Kém ăn, giảm ăn, tiêu hóa kém
  • Giai đoạn sử dụng kháng sinh trong chu trình nuôi
  • Giai đoạn sau khi hết bệnh
  • Chậm lớn
  • Điều kiện môi trường bất lợi
  • Nuôi mật độ cao (hỗ trợ giảm thiểu ô nhiễm môi trường)
  • Phòng ngừa bệnh gan (hỗ trợ và giảm tải cho hệ thống gan tụy trong quá trình tiêu hóa)
  • Vùng xung quanh bị dịch bệnh (nhằm hỗ trợ tăng cường sức mạnh của hệ miễn dịch)

Bổ sung enzyme hàng ngày vào thức ăn tôm cá là một trong những tiến bộ đối với dinh dưỡng cho động vật thủy sản. Enzyme nên được bổ sung hàng ngày, ít nhất một lần/ngày trong quá trình nuôi tôm để hỗ trợ cho quá trình tiêu hóa, ngăn ngừa các bệnh về đường tiêu hóa như phân trắng, đường ruột đứt khúc, sình bụng ở cá …

Venamti Team