CHĂN NUÔI GÀ HIỆU QUẢ NHỜ SỬ DỤNG VITAMIN ĐÚNG CÁCH

CHĂN NUÔI GÀ HIỆU QUẢ NHỜ SỬ DỤNG VITAMIN ĐÚNG CÁCH

Vitamin và khoáng chất trong chăn nuôi

Vitamin và khoáng chất là 2 hợp chất không chỉ cần thiết cho sức khỏe con người mà còn ảnh hưởng rất lớn đến hiệu suất và sự trao đổi chất trong cơ thể vật nuôi. Với nồng độ thấp nhưng Vitamin có vai trò quyết định sự tồn tại của tất cả quá trình sống. Vitamin tham gia vào cấu trúc của các nhóm enzyme xúc tác các phản ứng sinh hóa trong quá trình đồng hóa, dị hóa, quyết định sự sinh trưởng, sinh sản và tính kháng bệnh của gia cầm. Một vài loại vitamin không thể tự tổng hợp được trong ruột nên cần phải được bổ sung theo cách trộn lẫn vào thức ăn theo đường ăn, uống hoặc tiêm.

Vitamin cần được bổ sung theo đúng nhu cầu của từng loại động vật và theo đúng lượng của từng loại vitamin. Khi thiếu hoặc thừa vitamin sẽ gây nên những tình trạng đặc trưng như sau:

VITAMIN A

Vitamin A có vai trò quan trọng trong việc điều hóa trao đổi protein, lipid, glucid cần thiết cho sự hoạt động bình thường của tuyến giáp trạng,  vỏ tuyến thượng thận, nguyên liệu tạo rodopxin của thị giác. Thiếu vitamin A gà con sẽ còi cọc, chậm lớn, sừng hóa và viêm niêm mạc mắt, sừng hóa thanh khí quản nên dễ bị bệnh hô hấp, bệnh cầu trùng nặng. Một vài hiện tượng thực tế cho thấy, gà con chết sau 2-4 tuần với triệu chứng thần kinh trước khi chết, mổ khám sẽ thấy đường ống dẫn niệu tích đầy urat, gà đẻ giảm năng suất trứng do buồng trứng phát triển kém, niêm mạc ống dẫn trứng bị sừng hóa, vỏ trứng mỏng, tỷ lệ thụ tinh thấp, tỷ lệ chế phôi cao.

Nguồn Vitamin A trong tự nhiên có nhiều trong bắp vàng, bột cỏ chứa nhiều caroten hỗ trợ cho màu lòng đỏ trứng đậm hơn, da và mỡ gà vàng. Vitamin A dễ hư hỏng khi trộn vào thức ăn nên cần có thêm chất chống oxy hóa, khi tồn trữ thức ăn lâu rất dễ bị mất vitamin A.

Triệu chứng thừa Vitamin A cũng gây nguy hiểm cho gia cầm như: da xù xì và đóng vảy, bị kích động mạnh và nhạy cảm khi va chạm, mất khả năng kiểm soát, có máu trong nước tiểu và phân, chân không đứng dậy được và co giật có tính chu kỳ ( với liều sử dụng khoảng 100.000 IU/kg thể trọng)

Nhu cầu của Vitamin A ở gia cầm phụ thuộc vào tuổi và sức sản xuất của chúng:

  • Gia cầm non đang sinh trưởng nhanh : khoảng 12.000 – 15.000 IU/kg thức ăn.
  • Gà đẻ trứng cần: 10.000 – 12.000 IU/kg thức ăn

VITAMIN C

Vitamin C tham gia vào quá trình hô hấp tế bào, tăng cường các phản ứng oxy hóa khử, kích thích sự sinh trưởng và đổi mới tổ chức tế bào, tăng cường khả năng tạo huyết sắc tố, thúc đẩy sự đông máu, tăng cường sức đề kháng của cơ thể, chống stress, tạo điều tiện gia tăng năng suất và phẩm chất trứng.

Gia cầm có thể tự tổng hợp vitamin C trong cơ thể . Nhưng trong những trường hợp gia cầm bị bệnh hoặc trong tình trạng stress thì nên cung cấp vitamin C qua thức ăn hoặc nước uống với liều lượng hợp lý khoảng: 100 – 500 mg/kg thức ăn. Chăn nuôi tại môi trường có khí hậu nóng ẩm, việc gia tăng liều lượng Vitamin Cc giúp chủng ngừa, cân gà hoặc đàn gà bị bệnh truyền nhiễm sẽ giúp cho đàn gà mau chóng ổn định và vượt qua những yếu tố bất lợi.

Trong nguyên liệu thức ăn hỗ trợ chăn nuôi rất nhiều loại vitamin C như : Vitamin C 35%, Vitamin C 97%, Vitamin C 99%. Tùy vào nhu cầu sử dụng để lựa chọn hàm lượng vitamin phù hợp.

VITAMIN D

Vitamin D giữ vai trong quan trọng trong việc tối ưu hệ thống khung xương của một con gà mái – giúp tăng cường xương, móng vuốt và mỏ. Vitamin Đ cũng có tác động tích cực tới chất lượng vỏ trứng. Lượng Vitamin D phụ thuộc rất nhiều vào hàm lượng và sinh khả dung của hai chất: canxi và phốt pho. Một số nguyên nhân gây thiếu vitamin D ở gia cầm như:

  • Khẩu phần ăn thiếu Vitamin D, đặc biệt là vitamin D3 làm không điều tiết hấp thu canxi cho cơ thể.
  • Do chuồng trại thiếu ánh sáng mặt trời vào buổi sáng (buổi sáng có tia tử ngoại làm chuyển hóa vitamin D ở dưới da của gà thành vitamin D3 có tác dụng điều tiết sự hấp thu canx và photpho từ thức ăn vào cơ thể giúp chống bệnh còi xương bại liệt và đẻ non)
  • Do trong thức ăn có chứa lưu huỳnh nên ảnh hưởng đến khả năng hấp thu vitamin D
  • Do vitamin D2 dễ bị phân hủy mất tác dụng bởi các chất oxy hóa hoặc kim loại khác phân giải.

Tùy thuộc vào giai đoạn phát triển của từng loại gia cầm mà lượng vitamin D3 cần bổ sung sẽ khác nhau. Ví dụ như:

  • Gà đẻ: 2000 – 3000 IU/kg hỗn hợp thức ăn
  • Gà thịt: 2500 – 4000 IU/kg hỗn hợp thức ăn

VITAMIN E

Vitamin E giúp ngăn cản quá trình oxy hóa, bảo vệ các hợp chất sinh học và các acid béo chưa no, tạo điều kiện thuận lợi trao đổi phospho, glucid và protein, kích thích sự tạo thành các hoocmon thùy trước tuyến yên, tăn cường sự hấp thu các vitamin A và D, giúp ổn định thành mạch, màng tế bào của tuyến sinh dục. Thiếu vitamin E sẽ gây tình trạng gà bị ngẹo đầu, mỏ trúc xuống, mất thăng bằng, đi đứng loạng choạng, đi thụt lùi, hoại tử cơ trắng vùng cơ ức và cơ đùi (giống như tình trạng thiếu selen). Ở gà đẻ sẽ làm giảm tỷ lệ thụ tinh, giảm tỷ lệ đẻ, trứng và thị tonh có phôi phát triển kém, phôi chết nên tỷ lệ ấp nở sẽ thấp

Trong tự nhiên, Vitamin E có nhiều trong các hạt mầm, bột lá cây xanh non sấy nhanh. Tuy nhiên những chất này rất nhạy cảm với oxy và ánh sáng. Nếu dùng axit Propionic bảo quản hạt ngũ cốc trong thức ăn sẽ làm giảm vitamin E chứa trong hạt. Vì vậy, người chăn nuôi có thể lựa chọn các sản phẩm Nguyên Liệu Thức Ăn Chăn Nuôi – Vitamin E để tăng hiệu quả, giảm bớt chi phí và dễ bảo quản sử dụng.

Nhu cầu vitamin E cho gia cầm là 20 IU/kg thức ăn, khi hàm lượng chất béo trong thức ăn tăng cao 8 – 10% thì nhu cầu vitamin E tăng lên đến 30 IU/kg thức ăn.

VITAMIN H

Mặc dù gia cầm chỉ cần một lượng nhỏ không đán kể nhưng biotin (hay còn gọi là vitamin H) lại đóng một vai trò thực sự quan trọng trong việc trao đổi chất và có ảnh hưởng đến chi phí premix vitamin.

Gia cầm thiếu vitamin H có đặc điểm viêm biểu mô hàm dưới và bàn chân. Da và niêm mạc khô, trắng, có vảy. Khả năng tăng trọng giảm và tỷ lệ ấp nở thấp. Bệnh thiếu Biotin ở gà gây nên hiện tượng gà tăng trọng kém, lông giòn và rụng, da khô có vảy. Trường hợp nặng sẽ viêm biểu mô ở gốc miệng, bàn chân. Ở bàn chân hình thành các vết nứt. Mí mắt dính lại. Phôi chết xuất hiện trong tuần đầu và 3 ngày cuối.

Có rất nhiều nguyên nhân gây bệnh thiếu vitamin H ở gia cầm như:

  • Dùng nhiều kháng sinh cho uống hay trộn thức ăn, làm cho vi khuẩn đường ruột bị chết không tổng hợp được Biotin
  • Thức ăn không được bổ sung đầy đủ các premix có chưa biotin. Hoặc các nguyên liệu có chừa biotin không được cung cấp đủ như men bia, bột cao, gan, bột trứng.

Cung cấp đủ vitamin H (biotin) trong thức ăn với liều lượng 0.15 – 0.2 mg/kg thức ăn giúp gia cầm phòng bệnh thiếu vitamin H hiệu quả.

Hoặc khi gia cầm đã mắc bệnh, có thể dùng các premix chưa vitamin H tăng liều 2-3 lần, liên tục trong 5-7 ngày. Hoặc trộn lòng đỏ trứng gà vào thức ăn trong giai đoạn gà bệnh để tăng biotin cho gà.

VITAMIN K

Vitamin K được sử dụng rộng rãi trong thức ăn chăn nuôi là vitamin K3 – một loại vitamin quan trọng giúp ngăn chặn quá trình chảy máu không ngừng ở các vết thương, hay nói ngắn gọn là giúp đông máu. Trong các bệnh xuất huyết như bệnh cầu trùng, bệnh gumboro, bệnh giun đũa … đều dễ bị chảy máu và Vitamin K giúp làm đông máu để tránh gà bị mất máu dễ chết.

Một số triệu chứng dễ bắt gặp khi gia cầm bị thiếu vitamin K trong thức ăn kéo dài như:

  • Sau khi cắt mỏ gà bị chảy máu nhiều hơn bình thường Mỏ dính bết thức ăn lẫn máu.
  • Ở gà giò: Đôi khi chết đột ngột do chảy máu trong.
  • Ở gà mái: Màu nhợt nhạt và da xanh tím.

Bổ sung vào thức ăn khoảng 2-8mg/kg thức ăn giúp gia cầm phòng bệnh hiệu quả

Lưu ý rằng: Vitamin K là loại vitamin tan trong dầu. Vì vậy phải bổ sung vào thức ăn những nguyên liệu như bột cá, bánh dầu đậu tương, dầu gan cá loại tốt sẽ cung cấp đủ vitamin K cho cơ thể vật nuôi.

VITAMIN NHÓM B

  + Vitamin B1:

- Gia cầm rất nhạy cảm với việc thiếu vitamin B1, khi thiếu dẫn đến triệu chứng chân đưa về phía trước, các ngón chân run, đầu ngẩng lên trên (ngược với thiếu vitamin E đầu gập xuống), đi đứng khó khăn, tích nước trong mô nên thịt nhão, phù nề do tích nước dưới da nhiều, nhu động ruột kém nên tiêu hóa kém, gà ăn ít, tình trạng nặng có thể co giật và chết. Gia cầm thường thiếu B1 trong trường hợp sử dụng nhiều thức ăn củ như khoai mỳ, khoai lang hoặc thức ăn hạt dự trữ lâu ngày, bảo quản không tốt nên bị mốc.

- Nguồn thức ăn chứa nhiều B1 như nấm men, men rượu, sử dụng chế phẩm từ nấm men 2 – 3% hoặc cám gạo, cám mỳ 5 – 10% trong thức ăn cho gia cầm sẽ đáp ứng đủ nhu cầu vitamin B1 cho gia cầm là 2mg/kg thức ăn.

+ Vitamin B2:

- Thiếu vitamin B2 gà con sẽ bị còi cọc, chậm lớn, lông xù, viêm quanh khóe mắt, chân bị liệt ngón co quắp, di chuyển khó khăn, mắt nhắm, ghèn dính làm mắt mở khó khăn. Gà đẻ giống sẽ giảm tỷ lệ ấp nở, phôi chết nhiều ở ngày ấp thứ 12 – 18, gà con mới nở bị liệt chân.

- Cần cung cấp cho gà con 3 – 4 tuần tuổi lượng vitamin B2 là 8mg/ kg thức ăn, các loại gà khác cần 5 – 6 mg/kg thức ăn.

- Vitamin B2 có nhiều trong các loại rau quả xanh non, mầm hạt, nấm men. Vitamin B2 rất dễ bị oxy hóa trong không khí và mau hư.

  + Vitamin B3:

- Thường chỉ gặp trường hợp thiếu do thức ăn bị sấy ở nhiệt độ cao làm vitamin B3 bị phân hủy. Thiếu sẽ gây hiện tượng viêm da ở góc mắt và miệng, viêm nứt các ngón chân, rụng lông, sinh trưởng chậm, giảm sức kháng bệnh, gà đẻ giảm năng suất, tỷ lệ ấp nở giảm.

- Vitamin B3 có nhiều trong các loại thức ăn hạt, nấm men, nghèo trong các loại củ quả. Nhu cầu đối với gia cầm là 20 mg/kg thức ăn hỗn hợp.

  + Vitamin B5:

- Tình trạng thiếu vitamin B5 giống như thiếu vitamin B2 và B3, các lóp biểu bì của da và niêm mạc đường tiêu hóa và hô hấp bị tổn thương, tỷ lệ ấp nở kém.

- Nhu cầu viatmin B5 ở gà con là 40 mg/kg thức ăn, gà đẻ là 30 mg/kg thức ăn.

- Vitamin B5 có nhiều trong thức ăn hạt, thức ăn lên men, thức ăn xanh, thường gặp những tình trạng thiếu vitamin B5 là do trong thức ăn thiếu tryptophan làm cho cơ thể khó hấp thu vitamin B5.

  + Vitamin B6:

- Thiếu sẽ dẫn đến tình trạng giảm tính thèm ăn, ăn ít, chậm lớn, gây thiếu máu.

- Nhu cầu đối với gà thịt là 4,5 mg/kg thức ăn, gà đẻ là 3,5 mg/kg thức ăn, khi tỷ lệ protein trong thức ăn tăng thì nhu cầu vitamin B6 cũng tăng lên.

  + Vitamin B9:

- Vitamin B9 có nhiều trong các loại thức ăn xanh và được vi khuẩn đường ruột tổng hợp, chỉ thiếu khi thức ăn nấu ở nhiệt độ cao hoặc gà bị bệnh đường ruột. Khi thiếu sẽ gây thiếu máu, số lượng hồng cầu giảm, gà con giảm tăng trọng, còi cọc, xuất hiện sự rối loạn sắc tố như trên lông đen, vàng có những đốm trắng. Gà sinh sản cho trứng tỷ lệ ấp nở thấp.

- Nhu cầu vitamin B9 cho gà con là 1mg/kg thức ăn, gà đẻ là 0,7 mg/kg thức ăn.

  + Vitamin B12:

- Khi thiếu gây hiện tượng thiếu máu, giảm tăng trọng, sức kháng bệnh kém, gà đẻ giảm tỷ lệ ấp nở, phôi chết nhiều, và kéo theo thiếu Cholin.

- Vitamin B12 có nhiều trong thức ăn động vật, vi sinh vật.

- Nhu cầu vitamin B12 ở gia cầm phụ thuộc vào sự cung cấp đủ Methionin, Cholin, Vitamin B9, vitamin B3, nếu thiếu những chất này thì nhu cầu B12 sẽ tăng lên. Khi các chất trên đã cung cấp đủ thì nhu cầu vitamin B12 của gia cầm là 10 - 15 µg/kg thức ăn.

Nguồn: Sưu tầm