Lợi ích của việc bổ sung Dầu cọ đỏ trong khẩu phần ăn của vật nuôi

So với tinh bột, việc bổ sung chất béo có nguồn gốc từ thực vật, động vật vào thức ăn chăn nuôi được xem là nguồn cung năng lượng tối ưu và có giá thành tương đối rẻ hơn các nguyên liệu khác. Hiện nay, đa số các nhà máy thức ăn chăn nuôi đều lựa chọn các loại dầu thực vật như dầu cọ, dầu dừa, dầu đậu nành, dầu hạt cải,…để đưa vào công thức khẩu phần ăn cho động vật. Trong đó phải kể đến, Dầu cọ đỏ là một nguyên liệu ngoài chức năng cung năng lượng còn chứa hàm lượng cao Beta-carotene mang lại nhiều lợi ích cho vật nuôi.

Dầu cọ đỏ và chức năng của nó

Dầu cọ đỏ được chiết xuất 100% từ trái cọ tươi nên chứa một hàm lượng dồi dào Beta-carotene (tiền vitamin A)tocotrienols (Vitamin E tự nhiên), các polyphenol và các acid béo mạch ngắn, mạch trung bình thiết yếu như oleic, linoleic, linolenic hay còn gọi là Omega 3, Omega 6, Omega 9

Trước đây, một số nhà máy sử dụng nguồn cung năng lượng có nguồn gốc từ động vật như mỡ cá, mỡ trắng, mỡ gia cầm, mỡ động vật,… Những loại mỡ này cung năng lượng vượt trội nhưng chúng lại dễ bị oxy hóa trong quá trình chế biến, bảo quản làm ảnh hưởng đến mùi vị viên thức ăn, khó tiêu hóa hơn so với dầu thực vật và xấu hơn nữa là ảnh hưởng đến sức khỏe của động vật.

Chính vì thế, các nhà máy sản xuất thức ăn đang dần chuyển sang sử dụng dầu thực vật để bổ sung vào công thức khẩu phần thức ăn của các loại vật nuôi. Dầu cọ đỏ là một trong những nguyên liệu cung năng lượng thay thế các loại mỡ động vật nói trên, giúp khắc phục những nhược điểm của nó trong quá trình sản xuất.

Những lợi ích Dầu cọ đỏ mang lại cho vật nuôi

Sử dụng dầu cọ đỏ để tăng màu sắc lòng đỏ trứng gà

Hình 1: Dầu cọ đỏ tăng màu sắc ở lòng đỏ trứng trên quạt màu tại vị trí số 7

Trong dầu cọ cỏ, có chứa một hàm lượng cao beta-carotene, đây là một tiền chất của vitamin A, giúp tăng cường cung cấp và dự trữ nguồn vitamin A tự nhiên cho cơ thể, góp phần cải thiện hệ miễn dịch. Đối với sự oxy hóa trong cơ thể, beta-carotene đóng vai trò là một chất chống oxy hóa tế bào, nó khử hết các gốc oxy tự do trong cơ thể, giúp hạn chế quá trình oxy hóa xảy ra, giảm hư hỏng, tổn thương  màng tế bào.

Mặt khác, beta-carotene còn giúp tạo sắc tố cho da, thịt, trứng (tạo mỡ vàng, tăng màu vàng của lòng đỏ trứng)  khi bổ sung vào khẩu phần ăn của gia cầm, thủy sản, giúp thay thế các sản phẩm tạo sắc tố tổng hợp khác.

Cùng với beta-carotene, trong Dầu cọ đỏ còn chứa tocotrienol ( tiền chất của vitamin E, được biết đến như một chất chống oxy hóa tự nhiên) và các Polyphenol phối hợp giúp làm giảm sự tổng hợp cholesterol, bảo vệ tế bào, ngăn chặn quá trình oxy hóa xảy ra gây tổn thương và gây ra sự phát triển bất thường của tế bào.

Ngoài ra, các acid béo thiết yếu trong Dầu cọ đỏ khi bổ sung vào thức ăn cho động vật còn có tác dụng giảm viêm, kiểm soát vi khuẩn gây bệnh như acid linoleic, acid palmitic, acid stearic, acid lauric, acid oleic… trong đó acid lauric (C12:0) và acid linoleic (C18:2) được nghiên cứu chứng minh là có tác dụng diệt khuẩn, do đó người chăn nuôi có thể giảm bớt việc sử dụng kháng sinh trong khẩu phần ăn.

Hiện nay, Dầu cọ đỏ được sản xuất với công nghệ độc đáo, tiên tiến so với công nghệ tinh luyện trước đây. Chúng được sản xuất bằng công nghệ làm mát, giúp bảo vệ được tối đa lượng Beta-carotene, các acid béo, vitamin và polyphenol trong trái cọ tươi, giảm thời gian tạo ra thành phẩm so với phương pháp tinh luyện ở nhiệt độ cao, sử dụng hóa chất tinh luyện trong một thời gian dài. Việc sử dụng chất béo được sản xuất theo công nghệ làm mát giúp giữ nguyên hàm lượng các hoạt trong trái cọ, đảm bảo phát huy tác dụng của chúng khi bổ sung vào khẩu phần ăn, giúp cải thiện tốc độ tăng trưởng, sức khỏe và các thông số sinh lý, đồng thời giảm bớt chi phí cho nhu cầu cung năng lượng trong khẩu phần ăn.

Các nghiên cứu chứng minh hiệu quả khi sử dụng dầu cọ đối với năng suất vật nuôi

Thí nghiệm 1: Đánh giá các chỉ tiêu tăng trưởng khi bổ sung vào khẩu phần của gà Ross 308, dầu cọ RBD (dầu cọ tinh luyện thông thường) và dầu cọ đỏ, thí nghiệm thực hiện trong vòng 43 ngày, ở Penang, Malaysia, kết quả được so sánh dưới bảng sau:

Bảng 1: Hiệu quả về năng suất tăng trưởng khi bổ sung hai loại dầu cọ

Chỉ tiêu tăng trưởng (Ngày 43):

Dầu cọ RBD

Dầu cọ đỏ

So sánh, P< 0.05

Trọng lượng ban đầu, g

43.3

44.7

 

Trọng lượng ngày 43, g

2456

2550

+94

Tỷ lệ chết

4.1%

3.95%

-0.15

Tỷ lệ chuyển đổi thức ăn, FCR

1.73

1.68

-0.05

Bổ sung dầu cọ đỏ có tác dụng làm tăng trọng lượng ban đầu và trọng lượng kết thúc của gia cầm, đồng thời giảm được tỷ lệ chết và FCR so với dầu cọ sản xuất theo phương pháp tinh luyện.

 

Thí nghiệm 2: Đánh giá màu lòng đỏ trứng khi bổ sung dầu cọ đỏ vào khẩu phần ăn từ tuần 35 đến tuần 50.

Tổng số 109.460 con gà đẻ thương phẩm Hisex Brown được phân bổ vào chuồng 1 (55 460 con) và chuồng 4 (54.600 con). Trang trại thử nghiệm nằm ở Taiping, Perak, Malaysia.

  • Chuồng 1: bổ sung 2,0% dầu cọ đỏ (Cool Fat SK5) vào thức ăn từ tuần 35 đến tuần 50, sau đó bổ sung 2,0% dầu cọ đỏ (Cool Fat SK10 - gấp đôi Beta-carotene so với SK5) và 10 g Carophyll Red vào thức ăn từ tuần 51 đến tuần 55.
  • Chuồng 4: bổ sung 2,0% dầu cọ đỏ (Cool Fat SK10) với 30 g Carophyll Red vào thức ăn từ tuần 39 đến tuần 50

Cả hai chuồng không bổ sung màu vàng Carophyll Yellow. Sau đó kiểm tra kết quả hàng tuần, mỗi lần kiểm tra 10 trứng.

Bảng 2: Điểm màu sắc lòng đỏ trứng khi bổ sung dầu cọ đỏ

Chuồng 1: Cool Fat SK5

Bắt đầu bổ sung vào tuần 35

Chuồng 1: Cool Fat SK10 và 10 g Carophyll Red
Bắt đầu bổ sung vào tuần 51

Chuồng 4: Cool Fat SK10 và 30g Carophyll Red
Bắt đầu bổ sung vào tuần 40

Tuần

Màu lòng đỏ trứng

Tuần

Màu lòng đỏ trứng

Tuần

Màu lòng đỏ trứng

35

Ave.6.6 (8.0-5.8)

51

Ave8.4 (9.2-7.9)

40

Ave.6.9 (7.9-6.1)

36

Ave.6.1 (6.8-5.5)

52

Ave. 8.7 (9.8-8.0)

41

Ave.10.5 (11.1-9.8)

37

Ave.6.3 (6.8-5.8)

53

Ave.8.2 (8.7-7.8)

42

Ave.10.4 (10.9-9.9)

38

Ave.6.6 (7.6-5.5)

54

Ave.8.6 (9.3-8.0)

43

Ave.10.3 (10.9-9.6)

39

Ave.6.3(7.5-5.6)

55

Ave.8.8 (9.6-8.3)

47

Ave.10.3 (10.8-9.8)

40

Ave.6.3 (7.3-5.5)

48

Ave.10.5 (11.5-9.3)

   

42

Ave.6.5 (7.2-8.8)

49

Ave.11.3 (12.2-10.2)

   

43

Ave.6.2 (6.9-5.7)

50

Ave.10.9 (11.0-10.5)

   

44

Ave.6.3 (6.6-6.1)

       

45

Ave.6.7 (7.8-5.9)

       

46

Ave.6.3 (6.7-5.3)

       

47

Ave.6.3 (7.6-5.5)

       

48

Ave.6.5 (7.7-5.8)

       

49

Ave.6.5 (7.3-5.6)

       

50

Ave.6.2 (6.6-5.9)

       

Cool Fat SK10 cũng là một loại dầu cọ đỏ chứa Beta-carotene 1.000 ppm - gấp đôi Cool Fat SK5, tocotrienols, tocopherols, polyphenol, phospholipid, co-enzyme Q10 và … giúp đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của vật nuôi.

Thí nghiệm 3: Nghiên cứu chứng minh hiệu quả khi bổ sung Dầu cọ đỏ và dầu cọ đỏ RBD (dầu cọ tinh luyện thông thường) đối với chất lượng sữa non của heo nái và trọng lượng heo con cai sữa. Kết quả được ghi nhận dưới bảng sau:

Bảng 3: Ảnh hưởng việc bổ sung Dầu cọ đỏ lên thành phần sữa heo nái giai đoạn 7 ngày sau đẻ

 

Dầu cọ RBD

Dầu cọ đỏ Cool Fat

P <

Béo, %

6.22

3.78

0.08

Đạm, %

4.41

6.62

0.004

Lactose, %

6.64

9.91

0.004

 

 

Bảng 4: Ảnh hưởng của Dầu cọ đỏ và Dầu cọ RBD lên trọng lượng cai sữa và ADG  (1- 28 ngày) của lứa đẻ

 

Dầu cọ đỏ

Dầu cọ RBD

P<

Số Heo nái

17

18

 

Trọng lượng cai sữa trung bình, kg/nái

72.1

69.2

0.52

Trọng lượng cả lứa đạt được, kg/nái

53.4

51.8

0.66

ADG cả lứa, kg/nái

2.63

2.58

0.77

Trọng lượng cai sữa

27.5

26.8

0.22

 

Từ những kết quả thí nghiệm trên, có thể thấy khi bổ sung dầu cọ đỏ vào khẩu phần ăn của heo, gà giúp tăng nguồn năng lượng ăn vào, năng lượng sử dụng, cải thiện tăng trọng, FCR, tăng chất lượng quầy thịt đồng thời giúp vật nuôi giảm được sự oxy hóa trong cơ thể và giảm tình trạng viêm do vi khuẩn gây ra.

Tác giả Venamti Team